Nguồn gốc và di cư Ngữ_hệ_Tai-Kadai

Nghiên cứu trên 100 quần thể dân cư Đông Á, bao gồm 30 các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai đã đạt được các kết luận sau:

Thứ nhất, các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai có một lượng lớn các điểm tương đồng di truyền học mặc dù sự pha trộn với cư dân bản địa khu vực đã xảy ra sau sự mở rộng của nó.

Thứ hai, một tỷ lệ đáng kể dân cư miền nam Trung Quốc có các dấu hiệu của dân cư nói các tiếng Kradai.

Thứ ba, thổ dân Đài Loan trông tương tự như các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai hơn là giống các quần thể dân cư Austronesia khác, chẳng hạn như người Malay-Polynesia.

Thứ tư, việc tập trung thành cụm của các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai tương ứng khá tốt với sự phân chia dựa theo các điểm tương đồng di truyền học, chỉ ra rằng chỉ một luồng gen hạn chế giữa họ sau khi có sự chia tách của các quần thể dân cư này.

Các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai có nguồn gốc từ phần phía nam Đông Á và sau đó đã di cư về phía bắc và phía đông với nhánh Kam-Sui có lẽ là cổ nhất.